Tủ đông, tủ mát là những thiết bị công nghiệp phải sử dụng điện thường xuyên cả ngày lẫn đêm. Và hầu như không ngừng nghỉ. Vì thế, việc sử dụng, bảo quản tủ đông và tủ mát sao cho tiết kiệm điện nhất tối đa được rất nhiều người quan tâm. Bài viết hôm nay, Điện máy review sẽ giới thiệu đến bạn một số phương pháp tiết kiệm điện khi sử dụng tủ mát, tủ đông hiệu quả nhất.
Hạn chế mở tủ
Việc mở tủ thường xuyên chính là nguyên nhân mà đa số nhiều người dễ gặp và diễn ra nhiều nhất. Việc làm này không chỉ gây tốn điện mà còn khiến thất thoát khí lạnh ra bên ngoài . Đồng thời, khiến tủ phải tăng cường làm lạnh để ổn định nhiệt độ bên trong gây tốn điện.
Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế tối đa mở tủ đông, tủ mát thường xuyên nếu không cần thiết. Điều này sẽ tránh làm hơi lạnh khuếch tán ra bên ngoài, hạn chế tuổi thọ tủ đông mát bị giảm. Trong trường hợp nếu bạn kinh doanh nên phải thường xuyên mở tủ để lấy đồ. Thì nên chọn loại tủ có nắp kính trưng bày để giảm thất thoát nhiệt ra bên ngoài.
Sắp xếp thực phẩm hợp lý
Nếu bạn phải trữ lạnh nhiều thực phẩm thì khi sắp xếp đồ vào tủ đông, tủ mát bạn nên chú ý không xếp chúng quá khít nhau. Việc làm này sẽ giúp hơi lạnh có thể lan tỏa, làm lạnh cho tất cả thực phẩm trong tủ. Đối với những tủ có quạt gió thì không nên xếp thực phẩm che kín quạt gió. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất làm lạnh và hao điện nhiều hợn.
Đối với các loại thực phẩm tươi sống khi cho vào hộp bạn nên sử dụng hộp thép, inox thay cho hộp nhựa. Bởi vì kim loại có khả dẫn lạnh cao hơn nhựa. Từ đó, giúp thực phẩm được làm lạnh nhanh hơn, ít hao điện.
Thường xuyên kiểm tra nguồn điện
Trước khi sử dụng tủ đông tủ mát, bạn phải kiểm tra nguồn điện được chú thích ở sách hướng dẫn sử dụng. Thông thường, điện áp của tủ đông hoặc tủ mát là: 220V/50~60Hz.
Ngoài ra, để hạn chế tối đa những nguy hiểm do điện. Thì bạn không nên cắm nhiều thiết bị chung một ổ cấp điện. Dùng ổ cấp điện riêng cho thiết bị.
Dây điện nguồn tối thiểu để sử dụng tủ đông phải chịu tải ít nhất là 6A. Sau khi cắm điện, bạn cần đặt nút điều chỉnh nhiệt độ ở số 4. Lúc này, đèn đỏ và đèn xanh sẽ bật sáng. Nếu có màng tuyết bám bên trong thành tủ thì chứng tỏ thiết bị hoạt động tốt.
Bên cạnh đó, khi bạn tắt nguồn hoặc rút nguồn điện của tủ đông ra thì phải chờ ít nhất 5 phút. Sau đó mới được bật lại.
Lắp đặt tủ đông, tủ mát ở vị trí phù hợp
Trong quá trình lắp đặt, bạn không nên để tủ đông, tủ mát nghiêng quá 45 độ để giảm trường hợp hư hỏng do di chuyển. Không gim điện ngay khi vừa di chuyển xong.
Đăt tủ mát, tủ đông cách tường ít nhất 15cm và cách xung quanh 30cm là an toàn nhất.
Chú ý vị trí đặt tủ phải ở nơi thoáng mát và khô ráo. Nơi có bề mặt phẳng và tránh ánh nắng mặt trời.
Đặt tủ mát, tủ đông cách xa bồn nước. Và cách xa nơi có nguồn nhiệt cao như bếp và chất bay hơi.
Vệ sinh tủ thường xuyên
Việc thường xuyên vệ sinh các thiết bị làm lạnh khoảng hai hoặc ba tháng một lần sẽ giúp bạn đề phòng và tránh được các loại vi khuẩn, nấm mốc. Vì chúng không có điều kiện sinh sôi.
Ngoài ra trong quá trình lau chùi bạn cũng nên vệ sinh phần rìa cao su của cửa tủ để không bị dính các dị vật. Đồng thời, giúp đóng khít tủ, không làm thoát hơi lạnh ra ngoài, giảm tiêu hao điện năng.
Với các loại tủ đông khách hàng nên xả tuyết cho tủ khoảng một tuần một lần. Giúp nhằm làm sạch dàn lạnh nâng cao hiệu suất làm lạnh. Đối với bộ phận tản nhiệt bạn nên vệ sinh ít nhất một tháng một lần để nâng cao tuổi thọ của tủ.
Vừa rồi là 5 mẹo đơn giản giúp bạn tiết kiệm điện hiệu quả khi sử dụng tủ đông, tủ mát tại nhà. Hy vọng với những mẹo này của Điện máy review bạn có thể giảm được đáng kể hóa đơn tiền điện của gia đình mình trong thời gian tới nhé!